Thứ Năm, 5 tháng 4, 2012

Bít tắc dòng sữa mẹ.

Sữa được tạo ra ở nang sữa theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa ở phía sau quầng vú, dưới tác dụng kích thích của động tác bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài.

- Trên dòng chảy vì một lí do nào đó mà lòng ống dẫn bị hẹp bít lại (chèn ép từ ngoài vào hay bít tắc trong lòng ống), sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Trong lúc đó, sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, tạo ra một vòng xoắn bệnh lí, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.
- Bít tắc có thể gặp ở bất kì vị trí nào trên ống dẫn sữa hay ngay tại xoang chứa sữa. Có thể bị tắc ở một ống dẫn, nhưng cũng có thể bị tắc cùng lúc ở nhiều ống dẫn

- Tắc tia sữa có thể gặp trong một vài ngày đầu sau khi sinh, hay trong suốt quá trình cho con bú.

- Trong những ngày đầu sau khi sinh, sữa được tạo ra là sữa non, có màu vàng nhạt và đặc sánh, nếu không được giải thoát kịp thời dễ dẫn đến tắc tia sữa " TẮC SỮA NON ", trường hợp này hay gặp ở những bà mẹ sinh con lần đầu, ít kinh nghiệm trong việc giải thoát sữa ứ đọng (không cho trẻ bú sớm, không day đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh, không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết …). Bệnh biểu hiện sớm, có thể chỉ vài giờ sau khi cho con bú lần đầu, nhưng thường gặp nhất trong khoảng ngày thứ 2 - 4 sau khi sinh.

* Về sau, nguyên nhân tắc tia sữa thường là do nhiễm khuẩn "TẮC NHIỄM KHUẨN "có thể nhiễm khuẩn theo đường máu tới hoặc nhiễm khuẩn ngược dòng do các bà mẹ không vệ sinh hay vệ sinh không đúng cách đầu vú trong thời gian cho con bú. Nhiễm khuẩn gây viêm, chít hẹp hệ thống ống dẫn làm cho sữa không thể thoát ra ngoài.

* Ứ đọng sữa + nhiễm khuẩn.
Việc khai thông ống dẫn sớm sẽ làm giảm tình trạng bệnh và hạn chế hậu quả do tắc kéo dài.

Theo: tactiasua.com

http://thuongpho.com/showthread.php?t=86730&p=104746#post104746

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét