Khi em bé 12 tháng, chị Hương quyết định cai sữa nên quyết định cách ly em bé một tuần. Làm theo lời mẹ dặn là nhất định không được vắt sữa đi vì càng vắt càng ra sữa, sau hai ngày, chị Hương căng tức hai bầu vú rồi lên cơn sốt Chị Hương đau tức ngực đến nỗi mỗi lần nằm xuống phải nhẹ nhàng như lúc mới sinh mổ. Chị phải xin nghỉ làm, nằm nhà và mua thuốc giảm đau về uống nhưng vẫn không đỡ. Cuối cùng, chị phải đến bác sĩ và biết mình bị áp xe vú. Cũng như chị Hương, nhiều chị em cai sữa rất vất vả, phải chịu đau đớn, thậm chí bị tắc tuyến sữa có thể gây viêm, sưng đầu vú, hoặc bị áp xe vú Theo chị Linh, lý do dẫn đến tình trạng trên là do chị em cai sữa không đúng cách, muốn cai sữa cho con, các bà mẹ tuyệt đối không nên ngừng cho bé bú đột ngột vì điều này vừa không tốt cho cả mẹ và con. Chị em nên giảm dần số lần bú trong ngày và giãn dần thời gian cho bú. Ví dụ nếu đang cho con bú 3 lần/ngày thì giảm xuống 2 lần rồi một lần và cuối cùng bỏ hẳn trong thời gian 2-3 tuần, thậm chí hơn. Với cách làm này bạn sẽ không bị cương sữa và bé cũng không khóc lóc vì thèm. Ngoài ra, nếu tách hẳn con trong thời gian cai sữabạn có thể vắt bớt sữa nhưng vẫn tuân thủ nguyên tắc giãn dần giữa các lần và giảm dần lượng sữa vắt ra, tuyệt đối không vắt hết sữa và vắt thường xuyên Trong quá trình cai, nếu thấy ngực cương, đau, chị em có thể lấy khăn mặt nhúng vào nước ấm và ấp vào ngực để ngực mềm dần rồi vắt hoặc hút mạnh cho thông dòng sữa Khi cai sữa, các bà mẹ có thể dùng thuốc cai sữa hoặc dùng băng ép sữa Các thuốc cai sữa thực chất là nội tiết tố của buồng trứng hoặc nội tiết tố của tuyến yên có tác dụng giảm quá trình tiết sữa. Tuy nhiên, bạn không được tự ý mua, dùng thuốc này mà phải hỏi ý kiến và uống theo hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ cho biết, không ít phụ nữ cai sữa không đúng khi đó, chỉ có thể đến bác sĩ để được xử lý. Theo: tactiasua.com http://thuongpho.com/showthread.php?t=86722&p=104737#post104737
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét